Skip to main content

Giới thiệu chung

Tây Phú là vùng đất nằm ở phía Tây huyện Thoại Sơn, là một phần của làng Vọng Thê rộng lớn xưa kia. Nhắc đến Tây Phú Có thể nói, Tây Phú là một trong những "chiếc nôi cách mạng" của huyện Thoại Sơn và của Tỉnh An Giang. 
    Phía bắc giáp xã Tân Phú, huyện Châu Thành; Phía Tây giáp xã Tân Tuyến, huyện Tri Tôn; Phía nam giáp xã An Bình; Phía đông giáp xã Vĩnh Phú và Mỹ Phú Đông của huyện Thoại Sơn.
    Diện tích tự nhiên của xã là 3.591 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 3.207 ha, còn lại là đất khác. Dân số Tây Phú có 1.705 hộ với 6.914 nhân khẩu 
( 3.464 nữ và 3.450 nam) theo niên giám thống kê năm 2018. Trong đó đa số là người kinh (chiếm 99,80%), còn lại là người Khmer (0,13%), người Tày và người Hoa.
    Người dân Tây Phú phần lớn theo đạo Phật(67,90%), đạo Hòa Hảo
(18,05%), đạo Cao Đài ( 0,67%), đạo Thiên Chúa( 0,54%), còn lại là đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, đạo Thiền Lâm, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và không có đạo. Ngoài ra, nhân dân Tây Phú còn lập Miễu Thần Nông, Miễu Bà ( từ những năm 30) để cầu cho mưa thuận gió hòa và vụ mùa tươi tốt.
    Cơ cấu kinh tế của xã chủ yếu là nông nghiệp, một phần nhỏ là tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Thu nhập bình quân tính theo đầu người năm 2018 đạt 44,600.000đ.
    Xã có 5/5 ấp văn hóa, 100% cơ quan văn hóa và một chợ trật tự vệ sinh. 01 Trạm y tế.  
    Tháng 08 năm 2018 xã được UBND tỉnh An Giang công nhận xã đạt chuẩn xã "Nông thôn mới" theo Quyết định số: 1887/QĐ-UBND ngày 16/8/2018 của Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh An Giang.
    Tháng 02 năm 2019 xã được công nhận "Xã Văn hóa nông thôn mới" theo Quyết định số 261 ngày 19 tháng 02 năm 2019 của Uỷ Ban Nhân Dân huyện Thoại Sơn. 
    Tháng 10 năm 2021 xã được UBND tỉnh An Giang công nhận xã đạt chuẩn xã “ Nông thôn mới nâng cao theo Quyết định số: 2498/QĐ-UBND, ngày 28/10/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang. Và đang trong lộ trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2024.
    Năm 2022 xã đạt danh hiệu xã văn hóa 18 năm liền. 
    Địa phương có Miếu Bà Chúa xứ Tây Phú, đang trong thời gian hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp Tỉnh.
    Ngay từ khi triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tây Phú đã xác định đây là mục tiêu, nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của địa phương, tập trung triển khai thực hiện với quyết tâm hoàn thành đúng theo lộ trình kế họach đề ra. Qua triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, tạo sự đồng thuận cao và nâng cao ý thức của người dân cùng chung tay xây dựng nông thôn mới. Hệ thống chính trị đã có sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động, việc làm, nề nếp sinh hoạt tới tư duy, cách làm... đã có nhiều nổ lực trong việc triển khai thực hiện thắng lợi các chương trình kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.