Skip to main content

CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT AN GIANG TỔ CHỨC HỘI THẢO TẠI XÃ TÂY PHÚ, TRIỂN KHAI MÔ HÌNH MÁY SẠ HÀNG KẾT HỢP VÙI PHÂN THAM GIA ĐỀ ÁN 1 TRIỆU HECTA CHUYÊN CANH LÚA CHẤT LƯỢNG CAO PHÁT THẢI THẤP GẮN VỚI TĂNG TRƯỞNG XANH TẠI AN GIANG

     Ngày 29/8, tại xã Tây Phú (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang) tổ chức hội thảo triển khai mô hình máy sạ hàng kết hợp vùi phân tham gia đề án 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh tại An Giang. 

     Cụ thể, mô hình được thực hiện tại Hợp tác xã Tây Phú với tên gọi mô hình canh tác lúa chất lượng cao và giảm phát thải “Áp dụng máy sạ hàng hiệu ứng hàng biên kết hợp vùi phân"; thực hiện vụ thu đông 2024; giống lúa OM18; lượng giống 80kg/ha; lượng phân 200kg/ha; diện tích 15hecta. 

     Sau khi xem trình diễn tại ruộng mô hình, 80 nông dân xã Tây Phú được giới thiệu đặc tính kỹ thuật của mấy gieo sạ hàng chính xác bằng khí động kết hợp vùi phân. Theo đó, gieo sạ hàng bằng khí động thổi các hạt giống đi trong ống qua vòi phun thoát ra ngoài, với kết cấu đó có thể điều chỉnh khoảng cách hàng xa hay gần dễ dàng, đặc biệt là điều chỉnh cách gieo sạ theo hiệu ứng hàng biên. Thổi hạt bằng khí động lúa dễ phát triển đô hạt giống tiếp xúc đất nhiều, giúp cho giống không bị trôi khi trời mưa to. Đồng thời, có thể vùi phân sâu khởi mặt đất từ 3 - 5 cm, giúp cho phân không bị bay hơi, không bị trôi theo nước ra khỏi ruộng... Từ đó, tăng lợi nhuận do tăng năng suất và giảm chi phí; giảm phát thải khí nhà kính, giảm phát thải ra môi trường bên ngoài. 

     Hội thảo nhằm triển khai có hiệu quả mô hình lúa ứng dụng quy trình 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp và kết hợp tạo điều kiện để các hợp tác xã, tổ hợp tác và nông dân tiếp cận thông tin, tiến bộ kỹ thuật về ứng dụng cơ giới hoá trong khâu gieo sạ lúa phục vụ Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”.

( Nguồn: Sưu tầm)